Tags:

xuất khẩu tôm

Nhớ chuyện cũ, năm 2010 khởi đầu cho gần chục năm ngành cá tra có kết quả hoạt động đáng buồn. Giá cá tra thương phẩm sụt giảm, người nuôi thua lỗ, treo ao mất nhà! Các doanh nghiệp (DN) kinh doanh cá đã đóng cửa không ít. Nhiều Giám đốc tha hương vì nợ nần không trả nổi! Nguyên nhân? Truyền thông cho là các DN cá bán giá thấp gây thua lỗ. Các doanh nhân cá bị tai tiếng chưa rửa sạch tiếng xấu, nay lịch sử có thể lặp lại ở ngành tôm, tuy kịch bản không hoàn toàn như nhau nhưng có chung đáp án!

(vasep.com.vn) Sau 1 năm đàm phán, Ecuador đã ký thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc. Hiệp định có ảnh hưởng lớn tới tất cả các ngành trừ tôm (thuế NK vẫn được duy trì) và cá ngừ.

Ở ĐBSCL, hiện các nhà máy chế biến tôm đang mùa chạy hàng xuất cuối năm, trong khi vùng nuôi cũng đang thu hoạch cuối vụ nên cuộc cạnh tranh nguyên liệu vẫn khốc liệt.

Lũy kế 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam ở mức 2,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang nửa cuối năm, thế giới chứng kiến nhiều biến động, tác động đến xuất khẩu nói chung và ngành tôm nói riêng. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) - đơn vị thành viên của Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) đã có những chia sẻ với Người Đồng Hành về ngành tôm nói chung và những chiến lược của Sao Ta nói riêng.

Mùa tôm năm nay có chút khác biệt so mọi năm. Thật ra, tính chu kỳ là cơ bản, nhưng mỗi năm có những điểm không như nhau bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

Thị trường xuất khẩu tôm Mỹ dự báo gặp khó nửa cuối năm trong khi châu u và Nhật Bản vẫn tốt. Sao Ta ước doanh thu nửa đầu năm tăng 35% và lợi nhuận tăng 45%.

Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2022 phục hồi mạnh sau thời gian dài chịu sức ép từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, triển vọng trong nửa cuối năm đối với hai mặt hàng này lại trái ngược nhau khi tôm đang có dấu hiệu "hụt hơi" trong khi cá tra vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU tính tới 15/6/2022 đạt 338 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng trưởng khá ổn định, dao động từ 34%-83% trong các tháng đầu năm nay.

Thị trường Mỹ đang đối mặt với rủi ro dư cung tôm trong vài tháng tới. Nhiều nhà nhập khẩu có đủ nguồn hàng cung cấp đến tháng 8. Một số chuyên gia cho rằng, phải đến quý III năm nay nhu cầu nhập hàng mới bắt đầu trở lại nhằm phục vụ cho dịp Lễ Tạ ơn.

Chiều 18-5, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện "Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của nước". 

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, thức ăn, chế phẩm vi sinh, quy trình nuôi… những mô hình nuôi tôm với mật độ dầy hơn, tỷ lệ thành công cao hơn cũng lần lượt ra đời, giúp ngành tôm không ngừng phát triển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về tỷ lệ thành công cao, năng suất vượt trội… của nghề nuôi tôm, vẫn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm môi trường, nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả ngay từ bây giờ.

Trong 3 tháng đầu năm, xuất kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về tác động của ánh sáng nhân tạo đối với sự phát triển của tôm nuôi vừa được Signify và ShrimpVet công bố tại hội thảo ra mắt giải pháp chiếu sáng ứng dụng cho nông nghiệp công nghệ cao, diễn ra tại TP.HCM.

(vasep.com.vn) Tôm Ấn Độ vẫn chiếm ưu thế tại thị trường Mỹ, tuy nhiên các nguồn cung khác đang tìm cách tăng khả năng cạnh tranh bằng việc tập trung vào các sản phẩm cụ thể mà thị trường Mỹ đang có nhu cầu cao, theo báo cáo của Shrimp Insights.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm nay tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh... trừ thị trường Nga, XK giảm do bị gián đoạn trước tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song kết thúc năm 2021, ngành tôm vẫn đạt kết quả tốt.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm trên thế giới tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh trong năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 10-12%. Trong đó, tăng trưởng do yếu tố giá đóng góp khoảng 7-10% và tăng trưởng do sản lượng tăng đóng góp 2-5%.

Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, nhất là hàng đông lạnh, hơn năm qua lao đao vì giá cước thuê container rỗng cứ lên giá, tới mức độ có người ca thán là vô tội vạ! Ban đầu các tuyến xa như đi Bắc Mỹ, EU tăng nhanh. Giữa năm 2021 tình hình “làm ăn khấm khá” này lan qua các tuyến gần hơn như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc; khiến biết bao doanh nghiệp nhà chỉ còn biết than trời khấn đất vì không ai có thể cứu vãn tình hình khó khăn, phức tạp này.

Những tháng đầu năm ở ĐBSCL, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm bắt nhịp thị trường trong bối cảnh các đối thủ của Việt Nam trong năm qua cũng có sự tiến bộ vượt bậc.

(vasep.com.vn) Mỹ đã tạo nên một kỷ lục mới về khối lượng lẫn kim ngạch nhập khẩu tôm trong năm 2021 với khối lượng đạt 896.109 tấn, trị giá trên 8 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và 24% về giá trị so với năm 2020. Giá trung bình NK đạt 8,94 USD/kg, tăng 4% so với năm 2020.